
Căn cứ vào Điều 118 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019, năm 2022 thì đối tượng sở hữu công nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ, đăng bạ khi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ quy định theo pháp luật hoặc người nộp đơn có ý kiến xác đáng phản đối về dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ theo quy định.
Trường hợp 1: Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp phải không thuộc trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Những trường hợp bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đăng ký sáng chế, kiểu sáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được quy định tại các khoản 1, 1a, 2 và điểm d khoản 3 Điều 117 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 bao gồm:
– Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nếu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ. Ví dụ như nhãn hiệu đã trừng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã đăng ký, sáng chế không có tính mới hoặc không có khả năng áp dụng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm, …
– Có cơ sở để khẳng định rằng người nộp đơn không có quyền đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu.
– Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất. Bởi khi thuộc vào một trong các trường hợp sau, đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc là ngày nộp đơn sớm nhất:
+ Trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
+ Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
– Đơn thuộc trường hợp có nhiều đơn đăng ký trong các trường hợp nêu trên, cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và có cùng ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bản bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tất cả người nộp đơn; nếu không được sự thống nhất của tất cả những người nộp đơn thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
– Việc sửa đổi, bổ sung đơn làm mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn hoặc làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký nêu trong đơn.
Ngoài ra, đối với đơn đăng ký sáng chế bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau đây:
– Sáng chế được yêu cầu bảo hộ vượt quá phạm vi bộc lộ trong bản mô tả ban đầu của đơn đăng ký sáng chế;
– Sáng chế không được bộ lộ đầy đủ và rõ ràng trong bản mô tả sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó;
– Đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen, đơn đăng ký sáng chế không bộ lộ hoặc bộc lộ không chính xác về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen;
– Đơn đăng ký sáng chế được nộp trái với quy định về kiểm soát an ninh đối với sáng chế quy định tại Điều 89a của Luật này.
Đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ tỏng trường hợp không đáp ứng yêu cầu về hình thức theo quy định tại Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2022.
Đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp thuộc trường hợp bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ theo quy định thì cơ quan quản lý Nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sẽ tiến hành ra văn bản Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu người nộp đơn không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 117 Luật này.
Trường hợp 2: Người nộp đơn có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối cấp bằng bảo hộ khi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đang thuộc trường hợp bị từ chối
Sau quá trình kiểm tra hồ sơ yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ, nếu nhận thấy không thể cấp văn bằng bảo hộ thì cơ quan quản lý Nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sẽ đưa ra thông báo kết quả thẩm định nội dung. Trong bản thẩm định đó sẽ nêu rõ dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn có ý kiến phản đối dự định từ chối. Người nộp đơn phải chú ý thời hạn này để tiến hành đưa ra ý kiến phản đối nhằm bảo vệ quyền lợi của mình.
Khi thuộc vào một trong hai trường hợp trên thì đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đã đủ điều kiện để cấp văn bằng bảo hộ, đăng bạ. Lúc này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các công việc sau đây:
– Thông báo kết quả thẩm định nội dung, trong đó nêu rõ dự định cấp văn bằng bảo hộ đối với toàn bộ hoặc phần đáp ứng điều kiện bảo hộ và ấn định thời hạn để người nộp đơn nộp phí, lệ phí hoặc có ý kiến phản đối về kết quả thẩm định nội dung.
– Quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp nếu người nộp đơn nộp phí, lệ phí.
Khách hàng có nhu cầu Đăng ký sở hữu trí tuệ hoặc các dịch vụ khác của chúng tôi, Hãy liên hệ với HANALAW ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ chuyên nghiệp và hiệu quả. HANALAW luôn đồng hành cùng quý khách hàng !
Mọi thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ HANALAW
Điện thoại: 024.6685.1299
Email: info@hanalaw.vn
Website: https://hanalaw.vn/
* VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI:
SN34, Ngõ 87, đường Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
* VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
Số 40, đường 85, phường Tân Quy, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.