ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO SẢN PHẨM PHẦN MỀM

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO SẢN PHẨM PHẦN MỀM

  1. Phân nhóm danh mục sản phẩm khi đăng ký thương hiệu cho sản phẩm phần mềm

Khi cá nhân, tổ chức nào đó thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm phần mềm thì việc phân nhóm danh mục sản phẩm là một trong những bước cần thiết và quan trong đầu tiên để xác định về phạm vi được bảo hộ đối với sản phẩm phần mềm và chi phí đăng ký theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

  1. Tra cứu đăng ký nhãn hiệu

Chúng ta thực hiện việc tra cứu trực tuyến trên trang tra cứu công khai của Cục Sở hữu trí tuệ thông qua đường link sau đây:

http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.

Sau khi truy cập đường link ở trên thì sẽ hiện ra các nội dung cụ thể đó là: Trường tra cứu; Biểu thức và ví dụ.

* Trường tra cứu:

Chúng ta có thể chọn 1 trường hoặc nhiều trường cùng lúc để ra kết quả theo ý chúng ta mong muốn. Tuy nhiên, khi chọn quá nhiều trường có thể sẽ làm công cụ tìm kiếm bị loãng, khó ra kết quả chính xác cao.

Ví dụ: Trường thứ nhất: Nhãn hiệu tìm kiếm; Trường thứ hai là: Nhóm Sản phẩm/Dịch vụ; ngoài ra có thể thêm trường về Ngày nộp đơn nếu muốn tìm nhãn hiệu cụ thể.

Nếu muốn tra cứu khả năng đăng ký phần chữ của nhãn hiệu có thể chọn hai trường là: Nhãn hiệu tìm kiếm và Nhóm Sản phẩm/Dịch vụ.

Nếu muốn tra cứu phần hình chọn trường phân loại hình và trường ngày nộp để chia nhỏ hiển thị. Vì mỗi lần hiển thị nhãn hiệu tìm kiếm chỉ được 1.000 bản ghi.

* Trường biểu thức:

Đây là cách thể hiện từ khóa tìm kiếm, phân loại hình hoặc ngày tìm kiếm tương ứng với từng trường. Với mỗi trường sẽ tương ứng với các biểu thức khác nhau mới có thể cho ra kết quả chính xác. Đối với việc tìm kiếm nhãn hiệu biểu thức có thể thể hiện từ khóa như sau: “ABC” *ABC* “A?C” “A*C”.

Khi tìm kiếm nhãn hiệu đối chứng không chỉ là trùng hoàn toàn mà phải tìm kiếm nhãn hiệu tương tự. Cho nên việc đặt các dấu là để tìm kiếm những nhãn hiệu tương tự gần giống với nhãn hiệu gốc.

Đối với trường tra cứu phân loại hình chúng ta phải dựa vào bảng phân loại các yếu tố hình nhãn hiệu của thỏa ước Vienna được đăng tải trên website của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Trong bảng phân loại có 29 nhóm; 144 phân nhóm và 1.667 phần, khi điền vào biểu thức của trường phân loại hình sẽ là mã số phần của bảng phân loại để tra cứu.

  1. Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm phần mềm cần thiết như thế nào?

Việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm phần mềm là việc vô cùng quan trọng và cần làm đầu tiên khi tung ra thị trường đưa tới tay người tiêu dùng, khi đăng ký thành công sẽ mang lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa:

Khi người tiêu dùng đưa ra quyết định lựa chọn một sản phẩm có đầy đủ các yếu tố mà họ mong muốn như chất lượng, tiện ích, để sử dụng thì điều mà họ sẽ quan tâm tiếp theo đó chính là  việc sản phẩm này có phải loại hàng chính hãng của 1 đơn vị sản xuất nào đó hay không? Vì trong thực tế, sản phẩm bị nhái, tương tự hoặc gây nhầm lẫn  kém chất lượng hơn với một sản phẩm của một đơn vị sản xuất có rất nhiều và đây cũng chính là một yếu tố mà khách hàng đưa ra quyết định an toàn là mua sản phẩm khác thay vì sản phẩm đó mặc dù chất lượng tốt dễ bị nhầm lẫn. Việc đó gây ra mất niềm tin, uy tín của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó đồng thời cũng giảm lợi nhuận từ doanh thu. Việc đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền sẽ giảm tối đa các vấn đề phát sinh nêu ở trên.

Khi một sản phẩm phần mềm đã đăng ký thành công việc bảo hộ thì các sản phẩm gây nhầm lẫn, tương tự, trùng sẽ không thể đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nữa. Nếu chủ thể nào đó vẫn cố tình đưa ra thị trường và gây thiệt hại cho bên đã đăng ký  và bị phát hiện sẽ phải thu hồi toàn bộ sản phẩm đó đồng thời phải bồi thường thiệt hại cho phía còn lại.

Và khi sản phẩm phần mềm đã được bảo hộ thành công thì bên đăng ký có thể khai thác những lợi ích về kinh tế điển hình như việc nhượng quyền thương hiệu, chuyển giao quyền sử dụng… Từ đó có thể thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp đưa sản phẩm phổ biến rộng rãi trên thị trường và tạo ra uy tín và có niềm tin đối với khách hàng.

  1. Quy trình đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm phẩn mềm

* Bước 1: Thực hiện tra cứu nhãn hiệu theo một trong 2 cách:

Cách 1: Tra cứu sơ bộ thông qua website:

http://iplib.noip.gov/WebUI/WSearch.php

Cách 2: Tra cứu chuyên sâu tại cơ quan Cục sở hữu trí tuệ

* Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Sau khi chủ đơn đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết thì có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc chủ thể có thể nộp thông qua đường bưu điện tới cơ quan có thẩm quyền.

* Bước 3: Cục sở hữu trí tuệ tiếp nhận hồ sơ sau đó xử lý giải quyết theo trình tự như sau:

– Thẩm định hình thức đơn mà chủ đơn đăng ký: Đơn không hợp lệ  sẽ có thông báo từ chối nhận đơn, ngay lúc này khách hàng cần phải bổ sung, sửa đổi,… theo đúng quy định. Trường hợp đơn được xác định là hợp lệ sẽ chuyển sang bước tiếp theo.

– Công bố đơn đăng ký sau khi thẩm định hình thức đơn được xác định hợp lệ.

– Thẩm định nội dung trong đơn đăng ký: Đơn không đúng về nội dung về điều kiện mà quy định pháp luật đưa ra thì sẽ có thông báo về kết quả và yêu cầu sửa đổi, bổ sung… Nếu đơn đã đủ các tiêu chí, điều kiện để bảo hộ thì sau khi nộp phí, lệ phí xong sẽ được thông báo về thời gian nhận giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ.

* Bước 4: Chủ thể đến trực tiếp hoặc ủy quyền nhận giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ sản phẩm phần mềm

Tổ chức, doanh nghiệp đăng ký thương hiệu độc quyền có thể nộp hồ sơ giấy bằng cách đến trực tiếp cơ quan nhà nước, thông qua đường bưu điện hoặc trực tuyến trên website của Cục Sở hữu trí tuệ.

– Đối với hình thức nộp hồ sơ giấy:

Tổ chức, doanh nghiệp có thể nộp đơn trực tiếp hoặc qua bưu điện đến một trong các địa chỉ tiếp nhận sau:

+ Nộp tại trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội:

Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

+ Nộp tại văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

+Nộp tại Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

– Đối với hình thức nộp hồ sơ trực tuyến:

Nếu nộp đơn đăng ký trực tuyến tổ chức, doanh nghiệp phải có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.

Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. Sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo và nộp phí, lệ phí theo quy định.

 

HANALAW sẽ là đại diện của quý khách hàng trước Cục Sở hữu trí tuệ trong việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp trong đó có bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Đối với hoạt động tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, HANALAW luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý khách hàng trong quá trính bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm phần mềm.

Mọi thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ HANALAW

Điện thoại: 024.6685.1299

Hotline 1/Zalo/Face/SMS: 037.515.9989

Hotline 2: 098.3232.182 / 0339.839.785

Hotline 3: 093.639.6668 / 08.1515.8899

Website: https://hanalaw.vn/

Email: info@hanalaw.vn

Địa chỉ: SN 34, Ngõ 87, Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

 

Leave Comments

037.515.9989
0375159989