CẦN HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ THƯƠNG HIỆU, NHÃN HIỆU VÀ BIỂU TƯỢNG THƯƠNG HIỆU?

CHÚNG TA CẦN HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ THƯƠNG HIỆU, NHÃN HIỆU VÀ BIỂU TƯỢNG THƯƠNG HIỆU?

Các thuật ngữ như nhãn hiệu, thương hiệu và biểu tượng thương hiệu hiện nay đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế- xã hội nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về thương hiệu, nhãn hiệu và biểu tượng thương hiệu là như thế nào? Điều này gây ra rất nhiều những nhầm lẫn giữa các thuật ngữ với nhau.

Theo Luật Sở hữu trí tuệ có quy định:

* Về nhãn hiệu:

Theo cách hiểu thông thường, nhãn hiệu có thể được hiểu đơn giản là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh  khác nhau.

Theo quy định của khoản 1 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu được bảo hộ là “dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”. Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ.

Theo khoản 16 điều 4 luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại luật sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Chúng ta cần lưu ý một số vấn đề khi đặt tên thiết kế nhãn hiệu:

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

– Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

* Về thương hiệu

Thương hiệu hiểu một cách đơn giản, là một cái tên gắn với một sản phẩm hoặc một nhà sản xuất. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức.

Thương hiệu là cách thức mà một công ty, tổ chức hoặc cá nhân tạo nên và được cảm nhận hữu hình hoặc vô hình bởi những người đã trải nghiệm nó. Thương hiệu không chỉ đơn giản chỉ là một cái tên, một câu khẩu hiệu, một biểu tượng, thương hiệu là sự cảm nhận, nhận biết sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp khơi gợi lên.

Các yếu tố cơ bản của một thương hiệu:

– La bàn thương hiệu (Brand Compass) là một bản tóm tắt những điều cơ bản, định hướng, giới thiệu ban đầu về thương hiệu mà bạn sở hữu. Nó là thành phẩm của công việc được thực hiện trong giai đoạn Chiến lược thương hiệu, bao gồm: Nghiên cứu thương hiệu và thị trường, định vị thương hiệu.

– Văn hoá công ty (Company culture) không chỉ đơn thuần, sáo rỗng như một bài phát biểu vu vơ, hay là những câu từ viết để lấp đầy cuốn hồ sơ năng lực. Một văn hoá công ty hiệu quả đều được xây dựng trên các giá trị cốt lõi mà người sở hữu thương hiệu và những nhân viên trong đó tin tưởng và cùng theo đuổi, những nguyên tắc đó quyết định cách thức ứng xử, tương tác trong nội bộ và thế giới bên ngoài.

– Nhân cách thương hiệu (Brand Personality)

– Kiến trúc thương hiệu (brand architecture) là một bản nghiên cứu, mô tả, hướng dẫn và quy hoạch chiến lược có tầm nhìn về hệ thống tổ chức các thương hiệu/ sản phẩm/ dịch vụ của Tập đoàn hoặc Công ty sở hữu nhiều hơn một thương hiệu trong dài hạn.

– Tên thương hiệu và slogan (Name & tagline) là người đại diện trực tiếp và hiện diện nhiều nhất. Chúng phải chứa đầy đủ ý nghĩa.

– Hệ thống nhận diện thương hiệu (Brand identity)  không chỉ là logo, slogan. Hệ thống nhận diện thương hiệu là những hình ảnh trực quan, sống động và đầy thu hút, nó thể hiện và truyền tải những thông điệp trong chiến lược, định vị thương hiệu của bạn mọi lúc mọi nơi mà người khác trải nghiệm.

– Giọng nói và thông điệp (Brand Voice & Messaging) Giọng nói và thông điệp của thương hiệu đóng vai trò quan trọng sự tương tác của thương hiệu với thế giới ngoài kia.

– Website

– Mạng xã hội (Social media)

Yếu tố cấu thành thương hiệu:

Phần đọc được: Bao gồm những yếu tố có thể đọc được, tác động vào thính giác của người nghe như tên công ty, doanh nghiệp, tên sản phẩm, câu khẩu hiệu, đoạn nhạc, hát, câu slogan đặc trưng và các yếu tố phát âm khác.

Phần không đọc được: Bao gồm những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng, màu sắc hay kiểu dáng thiết kế, bao bì và các yếu tố nhận biết khác.

* Về Biểu tượng thương hiệu

Biểu tượng thương hiệu được hiểu theo cách đơn giản là một giai đoạn trong quá trình nhận thức của con người về thế giới khách quan. Ở giai đoạn nhận thức này, con người dùng một đối tượng (hình ảnh) này để thay thế (tượng trưng) cho một vật (hay hiện tượng) khác phức tạp hơn.

Biểu tượng thương hiệu là chữ và hình ảnh được thiết kế đồ họa, phối hợp màu sắc và sắp sếp chúng theo một phong cách riêng tạo thành một biểu trưng có cấu trúc hoàn chỉnh chứa đựng một lượng thông tin hàm súc biểu đạt lực năng hoạt động của một công ty, một tổ chức, một hoạt động (như một cuộc thi, phong trào….

Như vậy,  Biểu tượng thương hiệu chính là một trong những dấu hiệu của nhãn hiệu. Tuy nhiên, trong hệ thồng pháp luật Việt Nam hiện hành, chỉ thừa nhận duy nhất cơ chế bảo hộ đối với nhãn hiệu.

Từ những quy định ở trên chúng ta có thể hiểu và phân biệt giữa thương hiệu, nhãn hiệu và biểu tượng thương hiệu như sau:

– Nhãn hiệu được tạo ra chỉ trong thời gian đôi khi là rất ngắn, trong khi để tạo dựng được một thương hiệu (tạo dựng hình ảnh về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng) đôi khi là cả cuộc đời của doanh nhân.

– Thương hiệu nổi tiếng sẽ tồn tại mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu hàng hóa thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định (thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa thường là mười năm và có thể được kéo dài bằng việc gia hạn).

– Nhãn hiệu hàng hóa được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận.

Khi tiếp cận với một Doanh nghiệp để nhận diện và lựa chọn được một cách chính xác những dòng sản phẩm/ dịch vụ nào đó, người tiêu dùng không dựa vào hình dáng bên ngoài của sản phẩm mà sẽ phân biệt chúng thông qua nhãn hiệu. Nói cách khác, chính nhãn hiệu tạo nên sự khác biệt và lưu giữ hình ảnh của một thương hiệu. Đồng thời, đây cũng chính là đối tượng dễ bị “nhái” nhất khi các đơn vị cạnh tranh khác muốn “ăn theo” uy tín doanh nghiệp.

Vì vậy, để bảo vệ thương hiệu và chống sự cạnh tranh không lành mạnh từ phía các đối thủ, cách tốt nhất là doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm và dịch vụ mà mình cung ứng.

Biểu tượng thương hiệu: là một phần tử đồ họa, ký hiệu, hoặc biểu tượng (icon) của một thương hiệu hoặc nhãn hiệu và đi cùng mặt chữ kiểu của nó, tức là được xếp bộ trong một mặt chữ độc đáo hoặc xếp đặt trong một cách cá biệt. Một biểu tượng thương hiệu tiêu biểu được thiết kế nhằm tạo ngay công nhận trước mắt của người xem. Biểu tượng thương hiệu đó là một khía cạnh của nhãn hiệu một công ty hoặc tổ chức kinh tế, và những hình thù, nhiều màu sắc, những phong chữ và hình ảnh thường khác với những cái khác trong một thị trường tương. Những biểu tượng có thể được dùng để nhận dạng các tổ chức hoặc những thực thể khác trong những văn cảnh ngoài mục đích kinh tế.

 

Khách hàng có nhu cầu về Đăng ký bản quyền, Bảo hộ quyền về sở hữu trí tuệ hoặc các dịch vụ khác của chúng tôi, Hãy liên hệ với HANALAW ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ chuyên nghiệp và hiệu quả. HANALAW luôn đồng hành cùng quý khách hàng !

Mọi thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ HANALAW

Điện thoại: 024.6685.1299

Email: info@hanalaw.vn

Website: https://hanalaw.vn/

* VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI:

   Hotline 1: 037.515.9989

   Hotline 2: 098.3232.182

   Hotline 3: 093.639.6668

  SN34, Ngõ 87, đường Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

* VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:

   Hotline 1: 0339.839.785

   Hotline 2: 0963.133.513

   Hotline 3: 098.3232.182

  Số 40, đường 85, phường Tân Quy, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

 

1 comments for "CẦN HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ THƯƠNG HIỆU, NHÃN HIỆU VÀ BIỂU TƯỢNG THƯƠNG HIỆU?"

  1. Tháng 5 23, 2022 at 02:13 chiều

    This is the perfect blog for anyone who wishes to find out about this topic. You understand so much its almost hard to argue with you (not that I actually would want toÖHaHa). You definitely put a brand new spin on a topic that has been discussed for many years. Excellent stuff, just great!

Leave Comments

037.515.9989
0375159989