QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

* QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU:

  • Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu
  • Tra cứu nhãn hiệu
  • Nộp hồ sơ đăng ký
  • Thẩm định hình thức đơn đăng ký
  • Công bố đơn
  • Thẩm định nội dung đơn
  • Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ
  • Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

    * Quy định về Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu

    • Phân nhóm nhãn hiệu được căn cứ theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ). Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu làm căn cứ phân nhóm đơn đăng ký nhãn hiệu.
    • Việc phân nhóm nhãn hiệu có thể giống nhưng cũng có thể khác so với danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Vì có các ngành nghề giống nhau nhưng được phân nhóm khác nhau, và ngược lại có các ngành nghề khác nhau lại được phân cùng nhóm hàng hóa, dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu.
    • Tất cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường có rất nhiều loại nhưng theo Bảng phân loại nhãn hiệu cũng chỉ có tất cả 45 nhóm. Trong đó, từ nhóm 1 đến nhóm 34 phân cho sản phẩm, hàng hóa và từ nhóm 35 đến nhóm 45 (11 nhóm) cho các dịch vụ.
    • Tại Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới đều áp dụng phí đăng ký nhãn hiệu căn cứ theo nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Khi một đơn đăng ký nhãn hiệu càng nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ thì phí đăng ký sẽ càng nhiều.
    • Một đơn đăng ký nhãn hiệu có thể đăng ký từ 01 nhóm hàng hóa, dịch vụ đến 45 nhóm hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu của người nộp đơn. Một số nước như Myanma một đơn đăng ký nhãn hiệu lại chỉ đăng ký cho 01 nhóm.

    *Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu

    Quy định của Việt Nam cũng như hầu hết các nước trên thế giới về thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn.

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam?

  • Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam;
  • Cá nhân, tổ chức nước ngoài. (Đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam buộc phải tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua các công ty đại diện Sở hữu trí tuệ như Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư & Sở hữu trí tuệ HANALAW).

Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu?

Đăng ký nhãn hiệu đối với chủ thể mới sử dụng trước tiên là để tránh không vi phạm nhãn hiệu của người khác. Nhưng quan trọng nữa là việc đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp bên cạnh việc thúc đầy hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng trong quan hệ với khách hàng mà doanh nghiệp còn có căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đó.

*      *      *     *     *

*      *      *     *     *

Khách hàng có nhu cầu về Đăng ký bản quyền, Bảo hộ quyền về sở hữu trí tuệ hoặc các dịch vụ khác của chúng tôi, Hãy liên hệ với HANALAW ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ chuyên nghiệp và hiệu quả. HANALAW luôn đồng hành cùng quý khách hàng !

Mọi thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ HANALAW

Điện thoại: 024.6685.1299

Email: info@hanalaw.vn

Website: https://hanalaw.vn/

* VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI:

   Hotline 1: 037.515.9989

   Hotline 2: 098.3232.182

   Hotline 3: 093.639.6668

  SN34, Ngõ 87, đường Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

* VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:

   Hotline 1: 0339.839.785

   Hotline 2: 0963.133.513

   Hotline 3: 098.3232.182

  Số 40, đường 85, phường Tân Quy, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Leave Comments

037.515.9989
0375159989