
1. Đề nghị giao kết hợp đồng là gì?
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về quyền và nghĩa vụ dân sự của mình để làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong giao dịch dân sự. Hợp đồng có thể được thể hiện thông qua bằng văn bản, lời nói hay bằng hành vi cụ thể.
Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 đưa ra định nghĩa về “hợp đồng” như sau:
Điều 385. Khái niệm hợp đồng
“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa dân sự“.
Đề nghị giao kết hợp đồng là hoạt động thể hiện ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng.
Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh vì không được giao kết hợp đồng.
Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết. Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.
Trong khi bên vi phạm mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Do đó, đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng. Đây là đặc tính dùng để phân biệt được với các hình thức trao đổi khác như lời mời chào hàng hoặc đề nghị đàm phán hợp đồng mà không thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và không chịu sự ràng buộc đối với lời mời hoặc đề nghị của mình.
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự thể hiện ý chỉ của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng. Đề nghị giao kết hợp đồng được chấp nhận thông qua bằng văn bản, lời nói hoặc hành động. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có thể dưới hình thức im lặng nếu có thỏa thuận hoặc theo thói quen xác lập giữa các bên. Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của bên kia mà không đưa ra thêm bất kỳ sửa đổi hoặc bổ sung nào.
Lưu ý: Trường hợp hợp đồng được giao kết bằng phương thức đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thì thời điểm giao kết là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận đề nghị giao kết. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên. Các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
2. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực?
Bộ luật Dân sự năm 2015 có cho phép bên đề nghị ấn định thời hạn trả lời chấp nhận trong khi đề nghị giao kết hợp đồng và việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó. Trường hợp bên đề nghị không ấn định thời hạn trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời gian hợp lý.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 388 Bộ luật Dân sự năm 2015 về thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực thì thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực sẽ được xác định như sau:
– Do bên đề nghị ấn định hoặc nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
– Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp liên quan có quy định khác.
Những trường hợp được xác định là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:
– Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân.
– Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị.
– Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.
Như vậy, để xác định đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực thì cần xác định thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định bằng hai cách sau: thứ nhất, do bên đề nghị ấn định và thứ hai là khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó trong trường hợp bên đề nghị không ấn định thời điểm đề nghị giao kết.
Khách hàng có nhu cầu Đăng ký sở hữu trí tuệ hoặc các dịch vụ khác của chúng tôi, Hãy liên hệ với HANALAW ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ chuyên nghiệp và hiệu quả. HANALAW luôn đồng hành cùng quý khách hàng !
Mọi thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ HANALAW
Điện thoại: 024.6685.1299
Email: info@hanalaw.vn
Website: https://hanalaw.vn/
* VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI:
SN34, Ngõ 87, đường Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
* VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
Số 40, đường 85, phường Tân Quy, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.