
1. Đăng ký mã vạch là gì?
Đăng ký mã vạch là thủ tục hành chính do tổ chức, cá nhân đăng ký với cơ quan nhà nước là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để được cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch, từ đó, tổ chức, cá nhân tiến hành đưa mã số mã vạch vào in trên từng sản phẩm để sử dụng.
Đăng ký mã vạch không phải là một thủ tục bắt buộc để cá nhân, tổ chức kinh doanh phải thực hiện. Tuy nhiên chủ thể muốn sử dụng mã vạch cho sản phẩm của mình thì phải tiến hành đăng ký tại trung tâm mã số mã vạch quốc gia và được ghi nhận, cấp giấy phép.
Hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch gồm:
– Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2022/NĐ-CP.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.
2. Trung tâm mã số mã vạch quốc gia ở đâu?
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký tại trung tâm mã số mã vạch quốc gia chính là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – GS1 Việt Nam.
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là tổ chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong phạm vi cả nước, gồm: Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; năng suất; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn hàng hóa; mã số, mã vạch; đánh giá sự phù hợp; thông báo và hỏi đáp quốc gia về hàng rào kỹ thuật trong thương mại; giải thưởng chất lượng quốc gia; tổ chức quản lý và thực hiện các hoạt động dịch vụ công liên quan đến hoạt động này theo quy định của pháp luật. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng như sau:
- Tổ chức triển khai, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mã số, mã vạch và các công nghệ liên quan; đăng ký, cấp, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu mã số mã vạch;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ kỹ thuật, khoa học và công nghệ trong lĩnh vực mã số mã vạch; khai thác cơ sở dữ liệu mã số, mã vạch;
- Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động mã số, mã vạch.
Địa chỉ trụ sở: Số 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
Số điện thoại thường trực: 1900636218 – 024.383.61463;
Email: qlkh@nbc.gov.vn – msmv@nbc.gov.vn
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký mã số mã vạch có thể lựa chọn một trong các phương thức sau:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Số 8, đường Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
- Nộp hồ sơ thông qua đường bưu điện.
- Nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục.
3. Trình tự đăng ký sử dụng mã số, mã vạch
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định hồ sơ:
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch.
Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp.
Bước 3: Trả kết quả
Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.(Điểm a khoản 3 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP )
4. Xử phạt hành chính không đóng phí duy trì mã số mã vạch?
Căn cứ Khoản 1 Điều 32 Nghị định 119/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 126/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch đúng quy định. Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí duy trì sử dụng mã số mã vạch. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng.
– Không đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc không thông báo bằng văn bản khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng.
– Sử dụng mã số mã vạch khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch hết hiệu lực.
– Không xuất trình được văn bản hợp pháp chứng minh về quyền sử dụng mã số mã vạch khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
– Không khai báo và cập nhật danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền;
– Khai báo thông tin về mã số mã vạch trên cơ sở dữ liệu mã số mã vạch quốc gia không đúng với thông tin thực tế thương phẩm sử dụng mã GTIN hoặc địa điểm sử dụng mã GLN thể hiện hoặc sử dụng mã truy vết, thẻ, tem, nhãn hoặc định dạng bằng một phương thức thích hợp để cung cấp thông tin nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhưng không có dữ liệu hoặc có dữ liệu nhưng nội dung, dữ liệu không đúng quy định, hoặc thực hiện gắn thẻ, tem, nhãn hoặc định dạng bằng một phương thức thích hợp để thể hiện cung cấp thông tin nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhưng không khai báo, cập nhật thông tin đúng quy định về việc thể hiện hình thức, nội dung thẻ, tem, nhãn, định dạng bằng một phương thức thích hợp.
Như vậy, nếu không thực hiện đóng phí duy trì mã số mã vạch thì sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí duy trì sử dụng mã số mã vạch. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng. Buộc nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch đúng quy định.
5. Xử phạt hành chính đối với hành vi buôn bán hàng hóa vi phạm quy định về mã số mã vạch?
Căn cứ Khoản 1 Điều 32 Nghị định 119/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 126/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với hành vi buôn bán hàng hóa vi phạm quy định về mã số mã vạch được quy định như sau:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 10.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
Như vậy, mức phạt tiền đối với hành vi buôn bán hàng hóa vi phạm quy định về mã số mã vạch cao nhất lên tới 15.000.000 đồng.
Mọi thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ HANALAW
Điện thoại: 024.6685.1299
Email: info@hanalaw.vn
Website: https://hanalaw.vn/
* VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI:
SN34, Ngõ 87, đường Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
* VĂN PHÒNG GIAO DỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
Số 40, đường 85, phường Tân Quy, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.